Hỏi - Đáp

Quy định về mức phạt đối với người chạy xe không bằng lái

Việc chạy xe không bằng lái là một vi phạm nghiêm trọng theo quy định pháp luật giao thông tại Việt Nam. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người lái mà còn đe dọa an toàn cho những người tham gia giao thông khác. Vậy chạy xe không bằng lái phạt bao nhiêu? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mức phạt, các quy định liên quan và những hệ lụy có thể xảy ra khi vi phạm, giúp bạn nắm rõ và tránh mắc phải lỗi này.

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe năm 2024

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe máy

Người điều khiển xe mô tô (xe máy) và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

(Điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

(Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe năm 2024

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe năm 2024

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy

  • Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

(Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe ô tô

Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.

(Điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe năm 2024

Bằng lái xe gồm những hạng nào?

Bằng lái xe gồm những hạng nào?

Hạng A1 

  • Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3.
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

Hạng A2 

Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.

Hạng A3 

Người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.

Hạng A4 

Người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.

Hạng B1 số tự động 

  • Người không hành nghề lái xe để điều khiển ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Hạng B1 

  • Người không hành nghề lái xe để điều khiển ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Hạng B2 

Người hành nghề lái xe để điều khiển ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Hạng C 

Người lái xe để điều khiển ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên và máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên, cũng như các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.

Hạng D 

Người lái xe để điều khiển ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe, cũng như các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Hạng E 

Người lái xe để điều khiển ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.

Lưu ý

Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

Hạng F 

Người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Cụ thể như sau

  • Hạng FB2:  người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.
  • Hạng FC:  người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.
  • Hạng FD:  người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.
  • Hạng FE:  người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

Như vậy, việc chạy xe không bằng lái không chỉ mang lại những rủi ro lớn về an toàn giao thông mà còn phải chịu mức phạt nặng theo quy định của pháp luật. Hiểu rõ các quy định và tuân thủ chúng không chỉ giúp bạn tránh khỏi những phiền toái không đáng có mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn có giấy phép lái xe hợp lệ và lái xe an toàn trên mọi chặng đường.

Tác giả: